Du lịch Chùa Hương 1 ngày Du lịch Tây thiên 1 ngày Du lịch Tràng An Bái Đính 1 ngày Tour đi du lịch Chùa Hương 1 ngày giá rẻ nhất Hà Nội: 2016

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Nhà Hàng Cơm Chay Thủy Tiên với những món thanh tịnh trong tour chùa Hương

Đi du lịch chùa Hương thì chắc chắn những món ăn thanh tịnh là những món mà được yêu thích trong tour du lịch chùa Hương với những món ăn ngon miệng, đảm bảo chất lượng, 
Đ.c: Khu nhà khách chùa Tiên Sơn - cách ga cáp treo Tiên Sơn 100m

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng về lịch sử văn hóa, và mang đậm bản sắc tín ngưỡng tâm linh. Hàng năm lễ hội diễn ra từ mồng 6 tháng giêng cho đến ngày 25 tháng 3. Âm Lịch, được coi là lễ hội dài nhất và có lượng du khách về trẩy hội rất lớn. Vì vậy công tác chuẩn bị và tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch tới du khách là một điều mà Ban tổ chức luôn đặt lên hàng đầu. Song những bất cập vẫn tồn tại và ảnh hưởng tới cảnh quan du lịch cũng như nơi cửa chùa, đó là tình trạng cung cấp dịch vụ ăn uống, các hàng quán thì la liệt, bày bán các mặt hàng động vật tơi sống ở các cửa hàng ngay dưới sân chùa và Bến đò lên chùa, điều này đã tồn tại nhiều năm và ảnh hưởng rất lớn tới giá trị văn hóa tâm linh nơi đất phật.
Xem thêm: 

Chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích khi đi du lịch Chùa Hương


Hiểu được những mong muốn lâu nay của quý khách khi đến chùa Hương, để có một bữa cơm chay mang đúng với tâm linh khi tới chùa lễ phật đầu xuân

Là đơn vị tiên phong đầu tiên tại chùa Hương, xây dựng cơ sở phục vụ cơm chay đến với du khách đầu xuân về tham quan lễ phật .
Nhà hàng Cơm Chay Thủy Tiên nằm tại khu nhà khách chùa Tiên Sơn, cách Ga cáp treo Tiên Sơn 100m (Ga cáp treo số 1) với không gian thoáng đáng của cảnh núi rừng và sự thanh tịnh, yên tĩnh nơi cửa chùa,
Tuy địa điểm của chúng tôi không được thuận lợi nhiều cho du khách, nhưng nó lại tránh xa được sự ồn ào nơi Bến đò và khu vực sân Thiên Trù, nơi bày bán tranh giành , ăn uống sô bồ. Khi quý khách lên khu vực chùa Tiên Sơn và thư thả ăn uống những món ăn chay được chúng tôi cung cấp, quý khách mới thấy được giá trị của nó mang lại cho quý khách.
Nhà hàng Thủy Tiên chúng tôi phục vụ nhiều món ăn mang tính chất dân tộc, gần gũi với thiên nhiên,
Quý khách đến với Thủy Tiên có thể gọi món ăn theo thực đơn nhà hàng, hoặc đặt ăn theo xuất
Chúng tôi hy vọng sẽ mang lại sự thuận tiện trong cung cấp dịch vụ cho du khách, cũng như mang lại bữa ăn thanh tịnh cho du khách khi đầu xuân về thăm quan chiêm bái thắng cảnh chùa Hương

Chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích khi đi du lịch Chùa Hương

Chùa Hương là một trong những địa điểm du lịch tâm linh được rất nhiều du khách trong nước cũng như quốc tế yêu thích đặc biệt vào những dịp đầu năm hoặc cuối năm là thời gian diễn ra lễ hội Chùa Hương thì lại càng thu hút khách du lịch hơn. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đôi nét về du lịch Chùa Hương để các bạn hiểu hơn về nơi đây cũng như có được những kinh nghiệm bổ ích cho những chuyến đi Chùa Hương của mình.


Đi Chùa Hương

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì. Đi Chùa Hương bạn hoàn toàn có thể đi trong ngày, vào mùa lễ hội Chùa Hương, do dân tình ở xa đến nên hay nghỉ trọ lại 1 đêm rồi sáng hôm sau mới đi lễ. Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra, dọc hai bên suối Yến là những dãy núi nhấp nhô với nhìu hình dáng kỳ lạ. Khi cập bến bạn đi bộ một đoạn để tới với chùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích. Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp.

Nên đi Chùa Hương vào thời gian nào?

Theo tôi bạn nên tránh đi vào dịp Hội Chùa Hương ra, vì đây là khoảng thời gian rất đông và xô bồ, dịch vụ thì bị chặt chém. Thời gian nên đi, tất cả các tháng trừ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Nếu bạn đi Lễ thì phải đi vào dịp lễ Hội rồi.

Xe bus đi Chùa Hương

Nhiều bạn sinh viên hay chọn cách đi Chùa Hương bằng xe buýt. Điểm đón xe buýt đi Chùa Hương là ở bãi xe Hà Đông cũ, trên đường Trần Phú. Đi đến bãi xe này bằng tuyến xe bus số 1 hoặc 2 đi Hà Đông, khi lên xe bạn nhớ hỏi lái xe cho dừng ở bến xe Hà Đông cũ, bắt xe buýt đi Chùa Hương.


Xem thêm: 

Tìm hiểu về thắng cảnh Chùa Thanh Sơn - Hương Đài


Số xe bus là 211, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa). Như vậy là bạn có thể bắt xe từ đầu tuyến tại Bến Xe Mỹ Đình, hoặc đi xe bus số 1 hoặc 2 qua Nguyễn Trãi dừng ở bến xe Hà Đông cũ để bắt xe số 211 này.

Ngoài ra còn có xe 78 đi Tế Tiêu từ bến xe Mỹ Đình (đi đường Nam Thăng Long qua Nguyễn Trãi tới Ba La rồi đi Tế Tiêu). Xe 75 đi từ bến xe Yên Nghĩa (bạn có thể bắt xe bus số 01 và 02 để tới bến xe Yên Nghĩa).

Các điểm tham quan ở Chùa Hương

Nếu đi trong ngày bạn nên thăm Chùa Thiên Trù và Động Hương Tích. Đây là 2 điểm nổi bật ở Chùa Hương. Bạn có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo lên đỉnh Hương Tích. Hương Tích là một động nằm trong lòng Núi. Bên trong có bầy biện các tượng Phật, thiết kế và trang trí như trong Chùa. Thông tin chi tiết về Chùa Hương tại wikipedia

Các tuyến thăm quan thắng cảnh Hương Sơn
Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng. (tuyến chính)
Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài
Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm
Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn

Với tuyến 1 thì bạn có thể đi trong ngày từ Hà Nội, nếu đi 2 ngày thì ngày 2 đi thêm tuyến Tuyết Sơn hoặc Long Vân.

Phượt Chùa Hương

Với các bạn đi Phượt bằng xe máy, mình có lời khuyên: đoạn từ Bình Đà đến thị trấn Kim Bài hay có Áo Vàng đứng ở đoạn giữa cánh đồng. Áo Vàng hay bắt các lỗi nhỏ như không gương, thiếu giấy tờ. Các bạn đi nên mang theo giấy tờ đầy đủ.
Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

Mình hay dẫn khách nước ngoài đi Chùa Hương, giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi. Ngoài ra có cả dịch vụ xuồng máy nữa đấy. Giá cáp treo là 140.000 cho 2 chiều và 90.000 cho 1 chiều.

Nhà Hàng ăn uống tại Chùa Hương

Ăn uống ở Chùa Hương vào mùa lễ hội sẽ rất đắt. Dọc hai bên đường lối lên Hương Tích có rất nhiều nhà hàng và quán bán đồ lưu niệm. Có đầy đủ dịch vụ Ăn Ngủ Nghỉ cho Phật Tử dọc hai bên đường lên núi. Vào mùa vắng khách, mình hay dẫn khách ăn tại nhà hàng Mai Lâm, nhà hàng này có chất lượng ăn uống tốt nhất ở Chùa Hương (theo mình đánh giá). Nhà hàng có bãi đỗ xe ở Suối Yến, vị trí nhà hàng ở ngay chân núi đường lên Thiên Trù. Bạn nào cần đặt ăn hoặc lấy số điện thoại cứ liên hệ mình ở comments phía dưới.

Tour Du Lịch Chùa Hương

Vì là làm Guide nên mình nắm khá rõ giá tour đi Chùa Hương. Từ Hà Nội có nhiều công ty có tour đi Chùa Hương hàng ngày. Giá giao động từ 500.000 đến 600.000 với tour ghép và khoảng 1.000.000 với khách đi lẻ. Vào mùa lễ hội có thể tăng hơn 1 chút.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Tìm hiểu về thắng cảnh Chùa Thanh Sơn - Hương Đài

Chùa Hương luôn có những thắng cảnh độc đáo, những chuyến đi du lịch sẽ thật sự thú vị nếu bạn  biết được những thắng cảnh chùa Hương và muốn tìm hiểu về chúng trên lịch trình tour du lịch chùa Hương của mình. Chùa Thanh Sơn cũng là một trong những thắng cảnh đẹp tại chùa Hương trong chuyến du lịch chùa Hương của Apro.

Chùa Thanh Sơn nằm bên suối nước từ Thung Luộn chảy ra suối Yến, cạnh là một động sâu vào lòng núi các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra ở động này có nhiều hiện vật thời tiền sử có niên đại trên một vạn năm. Trong động có rất nhiều nhũ đá đẹp.


Chùa Thanh Sơn được hình thành từ năm Canh Thân (1860) trên thế đất mà theo thuyết phong thủy là thế đất Phượng Hoàng ẩm thuỷ (chim Phượng Hoàng uống nước) nhìn ra vùng có nhiều gò đất mà thuyết phong thuỷ gọi là kiểu đất "tam đăng chiếu nhất thư" (ba ngọn đèn chiếu vào một cuốn sách). Dựa vào thuyết phong thuỷ đẹp, dân làng hội Xá đã mời các vị trụ trì chùa Thiên Trù ra yên vị lô hương và đặt nền tam bảo trên đất “Phượng Hoàng uống nước”.

Nhưng hoàn cảnh thời gian lúc bấy giờ các vị hoà thượng ở Thiên Trù chỉ lui tới vui cảnh tham thiền, nên Chùa Thanh Sơn ít người qua lại dần. Cũng năm 1860 dân làng Hội Xá bắc cây cầu hội qua Suối Yến (cầu lấy tên địa danh làng). Chùa Thanh Sơn chính thức có người trụ trì từ năm 1930. Nhân dân làng Hội Xá được sự giúp đỡ của gia đình cụ Nguyễn thị Ngữ, quê huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, mời được sư thầy Đàm Thuyết về trụ trì Chùa thanh Sơn,và cũng trong năm này Sư thầy Đàm thuyết cùng dân làng Hội xá mở ra động Hương Đài làm nơi thờ phật.

“ Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài

Sớm chiều chuông mõ khoan thai nhịp nhàng” .

(Thanh Lâm )

Sư Thầy Đàm Thuyết viên tịch, cảnh chùa vắng vẻ tiêu điều. Năm Bính Ngọ (1966) sư thầy Đàm Trâm về trụ trì. Sau đó là sư thầy Đàm Nhu và hiện nay là sư thầy Đàm Tịnh cùng với dân thôn Hội Xá và thập phương, dần xây dựng Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài thành một thắng cảnh đẹp trong khu di tích danh thắng Hương Sơn - Chùa Hương.
Hãy đặt tour chùa Hương ngay hôm nay để có được một chuyến du lịch giá rẻ tại Hà Nội đảm bảo chất lượng tốt nhất, tour du lịch 1 ngày tham quan các thắng cảnh chùa Hương sẽ là một trong những tour du lịch tuyệt vời nhất, ý nghĩa nhất dành cho những tín đồ của sự hướng thiện và phật pháp.

Hãy cùng Apro chia sẻ đến bạn một dịch vụ đặt tour du lịch trọn gói chuyên nghiệp và giá rẻ nhất hiện nay, cùng với đó là các kinh nghiệm chia sẻ đến bạn một dịch vụ giá rẻ nhất hiện nay. và cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các thẳng cảnh chùa Hương mà bạn cùng đi đến, các HDV du lịch của APro sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thiết yếu nhất về các thẳng cảnh chùa Hương để bạn có được những chuyến đi thật sự bổ ích.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Giới thiệu thắng cảnh chùa Tuyết Sơn cho tour du lịch chùa Hương 1 ngày

Trong tour du lịch chùa Hương lần này Apro xin giới thiệu đến bạn một thắng cảnh tuyệt đẹp của khu chùa Hương đó là tuyến chùa Tuyết Sơn. Khi đi tham quan ở đây bạn vừa có được một khu vui chơi check in, chụp ảnh tự sướng vừa có một nơi để cầu cho bản thân và gia đình.

Nằm trong quần thể khu di tích thắng cảnh chùa Hương, tuyến chùa Tuyết Sơn nằm trên địa bàn thôn phú Yên thuộc xã Hương Sơn. Quý khách muốn tới tham quan khu vực này cũng phải trải qua dòng suối Tuyết dài 1.5km để đến được của chùa, gồm chùa Bảo Đài và Động Tuyết Sơn.

Xem thêm tin trước:

Giới thiệu khái quát về khu thắng cảnh chùa Hương


Trên cửa động khắc ba chữ Hán “Ngọc long động”, trong động chia thành hai nhánh động nhỏ. Một nhánh động là tam bảo thờ phật bên cạnh có khối thạch nhũ gọi là cây trường tuyết, trong vách đá có bức tượng phù điêu tạc bà quận chúa Ngọc Hương (Người mở ra động làm nơi thờ phật năm 1694) với đường nét chạm khắc mềm mại mang dáng vẻ hiền từ của một bà vãi tham thiền mộ đạo. Nhánh động bên là điện thờ mẫu, có tượng các cô, các cậu bằng đá.

Từ chùa Bảo Đài du khách đi khoảng 1200m thì tới động Tuyết Sơn, đường vào động tương đối bằng phẳng, động ở trên thế cao lưng chừng núi, cảnh trí nơi đây rất nên thơ. Bởi vậy Phan Huy Chú từng viết: “… Tuyết Sơn ở huyện Hoài An, có nhiều lớp núi cao, trong núi có hang động rất đẹp... Trên núi có pho tượng phật bằng đá, lại có những cây thông mọc từng hàng, coi như một dãy tán, cảnh trí xanh tốt âm u”.

Trên cửa động có khắc ba chữ nôm “Ngọc long động”, trong động chia thành hai nhánh động nhỏ: một nhánh động là tam bảo thờ phật bên cạnh có khối thạch nhũ gọi là cây trường tuyết, trong vách đá có bức tượng phù điêu tạc bà quận chúa Ngọc Hương (Người mở ra động làm nơi thờ phật năm 1694) với đường nét chạm khắc mềm mại mang dáng vẻ hiền từ của một bà vãi tham thiền mộ đạo. Nhánh động bên là điện thờ mẫu, có tượng các cô, các cậu bằng đá.

Động Tuyết Sơn có nhiều nhũ đá đẹp, theo Phan Huy Chú "có chỗ quấn quýt như một ổ rồng" vì vậy người ta đặt tên cho động Tuyết Sơn là "Ngọc Long Động".

Mùa xuân năm canh dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du phương Nam qua chùa Bảo Đài có đề khắc những chữ "Kỳ sơn tú thuỷ" "Bạch tuyết môn", "Ngọc long động" càng lam tôn vinh vẻ đẹp nơi đây.

Mấy năm gần đây, dưới sự trụ trì của sư thầy Thích Đàm Quy cùng nhân dân thôn Phú Yên và thập phương, được sự giúp đỡ của Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương sơn, Nhà chùa đã từng bước xây dựng tôn tạo quần thể di tích thắng cảnh tuyến Tuyết Sơn ngày một xứng danh là cảnh "kỳ sơn tú thuỷ".
Cùng đến với tour du lịch chùa Hương để tham gia những chuyến du lịch lễ chùa giá rẻ cam kết chất lượng tốt nhất hiện nay, đảm bảo cho bạn những chuyến đi thật vui vẻ, những khám phá tuyệt vời về vùng đất chùa Hương này.

Giới thiệu khái quát về khu thắng cảnh chùa Hương

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, du lịch chùa Hương , hành trình về một miền đất phật . Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành , để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh .

Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 8 tháng 4 năm 1962 tại Quyết định số 313 VH/VP. Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi với cái tên dân dã là đi chùa Hương, bởi theo “Truyện Phật Bà chùa Hương” thì nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hoá và danh xưng là Phật Bà chùa Hương, nghĩa là: Dấu vết thơm tho.

Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng , của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hêt tháng 3 âm lịch.

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Chính điều đó đã tạo lên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật . Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ, nét văn hoá đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi đến với Chùa Hương, để rồi những tao nhân mặc khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương, để thoả ước nguyện của mình. Trước một danh thắng như vậy các vị Vua Chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục . Năm 1770 khi Chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích “Nam Thiên Đệ Nhất Động ” (Động Đẹp Nhất Trời Nam), kỳ sơn tú thủy” (núi non đẹp lạ) và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã đề bút như : Chu Mạnh Trinh , Cao Bá Quát , Xuân Diệu. Chế Lan Viên , Hồ Xuân Hương .....

Chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích của quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay.

Chùa Hương cách trung tâm thủ đô 62km về phía tây nam ,thuộc địa bàn, xã Hương Sơn- huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội . Hương Sơn đựợc biết đến với địa danh nổi tiếng về di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh

- Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La quý khách đi theo quốc lộ 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12km thì tới địa phận chùa Hương.
- Quý khách từ phía Nam đi ra, tới thành phố Phủ Lý thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, qua cầu Phủ Lý rồi rẽ trái, đi tới Thị trấn Quế sau tới khu vực Chợ Dầu qua khhu vực chợ Dầu rẽ trái đi khoảng 4 km tới địa phận Chùa Hương .


Xem thêm: 

Những đặc điểm chi tiết nhất về du lịch chùa Hương


Các tuyến thăm quan .

Căn cứ theo sự phân bố các điểm di tích thắng cảnh , hình thành lên 3 tuyến tham quan .

- Tuyến thứ nhất: Tuyến chính - Tuyến hương Tích

Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan - Đền Cửa Võng - Động Hương Tích – Động Hinh Bồng – Động Đại Binh

- Tuyến thứ hai: Tuyến Thanh Sơn Hương Đài

Chùa Thanh Sơn - Động Hương Đài - Chùa Động Long Vân – Chùa Cây Khế

- Tuyến thứ ba: Tuyến Tuyết Sơn

Đền Trình Chùa Tuyết Sơn – Chùa Bảo Đài - Động Ngọc Long – Chùa Cá


Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Mở đầu đội múa Lân sẽ múa một màn chào mừng du khách và các Phật tử từ khắp nơi.

Những đặc điểm chi tiết nhất về du lịch chùa Hương

Vào mỗi dịp đầu Xuân, các điểm du lịch mang yếu tố tâm linh thường thu hút lượng khách du lịch rất lớn. Chùa Hương – Hà Nội cũng là nơi đón tiếp hơn 1 triệu lượt khách mỗi dịp khai hội. Trong bài viết đầu tiên của năm Giáp Ngọ, Hiếu sẽ chia sẻ các thông tin về du lịch Chùa Hương. Hi vọng trong năm nay, BayNhé sẽ có thêm nhiều bài viết chia sẻ thông tin du lịch do bạn đọc đóng góp để blog ngày càng phong phú và hữu ích hơn.

Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến bao gồm các công trình cổ mang dáng dấp độc đáo cho đến những hang động do sự vận động của thiên nhiên tạo ra. Lễ hội Chùa Hương kéo dài từ 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch, nếu đi lễ thì bạn nên đi trong mùa hội còn đi vãn cảnh chùa, chiêm ngưỡng kỳ quan của tạo hoá thì bạn có thể đi quanh năm. Chắc chắn, bạn sẽ không phải hối tiếc khi tới chùa Hương, nơi có động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động (tức Động đẹp nhật trời Nam). Các bạn miền Nam, miền Trung book vé máy bay giá rẻ ra Hà Nội cũng nên lưu ý tới Chùa Hương như là 1 điểm đến hứa hẹn nhiều điều thú vị nhé.

Phương tiện di chuyển


Nếu có phương tiện cá nhân, bạn có thể đi theo nhiều hướng để tới Chùa Hương như đi từ Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) về phía thành phố Hà Đông tới Ngã 3 Ba La thì rẽ trái đi theo hướng Vân Đình, Tế Tiêu. Thậm chí bạn không cần hỏi đường mà cứ thấy nhiều xe máy rồng rắn đi dù lúc đó mới 3-4h sáng thì khả năng cao là cũng đi Chùa Hương Thời gian di chuyển khoảng 1h30 phút.

Nếu đi theo hướng Quốc lộ 1 thì bạn có thể rẽ vào chùa Hương ở Đường đê trước khi qua Cầu Rẽ, Ngã tư cầu vượt Đồng Văn, thành phố Phủ Lý,… nếu không chắc chắn cứ hỏi đường bạn nhé. Lưu ý: đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ không dành cho xe máy nên để chuyến đi được an toàn, tiết kiệm, bạn nên đi theo đường quốc lộ 1 cũ mang theo đầy đủ giấy tờ, gương xe.

Nếu chọn phương tiện công cộng là bus thì Hiếu tìm được tuyến bus 75: Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Hương Sơn giá vé 25.000 VND, Chuyến sớm nhất là 6h từ bến xe Yên Nghĩa. Thời gian di chuyển khoảng hơn 1 tiếng. Tới nơi còn cách bến Đục khoảng hơn 1km nữa (bạn Thuỷ báo tin có xe điện chạy từ bến bus vào trung tâm hết 10k nên rất khoẻ nhé).

Cập nhật: Chị Nokiasfone góp ý còn tuyến 78 chạy tuyến Bến xe Mỹ Đình – Tế Tiêu giá vé 20.000 VND. Nhưng Tế Tiêu còn cách Chùa Hương 12km nữa đi xe ôm chắc cũng phải vài chục ngàn chưa kể bị chém đẹp, khó mặc cả những cũng là 1 phương án dự phòng. (xuất bến sớm nhất 4h50, muộn nhất 19h30, thời gian đi 1h30)
Nếu đi xe bus Hiếu nghĩ đi 1 ngày hơi vất vả, bạn nên đi chuyến chiều tối hôm trước đến đó nghỉ ngơi hoặc đi chuyến sớm nhất và về muộn.

Khách sạn, nhà nghỉ tại Chùa Hương

Tại bến Đục (bến đò Yến Vĩ) – nơi xuất phát của các tuyến hành hương có nhà nghỉ, khách sạn kiên cố để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, gửi xe của bạn.

Tuy nhiên, khi đã xuống đò vào sâu phía trong núi thì các điểm nghỉ chân, nghỉ qua đêm chỉ là giường được ghép tạm bằng gỗ, có chăn để du khách ngủ tạm qua đêm thôi. Nói chung sạch sẽ và chấp nhận được nếu ở vài đêm. Thêm nữa dọc đường lên núi, nếu quá mệt mỏi với đống đồ đạc, quần áo mang theo thì bạn có thể ghé vào các quán nước ven đường, họ sẽ có tủ có khoá hoặc bao bọc cẩn thận để tránh mất mát, phí trông đồ được niêm yết rõ ràng cả rùi.

Ẩm thực Chùa Hương

Núi non thì thường đi kèm với đặc sản như dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê… nhưng theo ý kiến riêng của Hiếu thì ăn uống ở đây không nên quá lãng phí cho đặc sản thú rừng mà chỉ ăn để lấy sức đi thôi, vừa đắt mà chất lượng chưa biết thế nào. Đồng thời cũng ủng hộ chiến dịch Chống tiêu thụ động vật hoang dã có nguy cơ tiệt chủng

Trước khi ăn, khi ngồi nên hỏi kỹ giá cả đề phòng bị chém đẹp, nhất là những nơi lễ hội thì thường khách du lịch dễ tính hơn nên dễ bị chém mà vẫn phải cố gắng cười tươi.

Mua sắm Chùa Hương

Trước tiên là đồ cúng lễ. Nếu có điều kiện chuẩn bị sẵn ở nhà bạn nên mang đi để tiết kiệm thời gian mua sắm và tiết kiệm hầu bao, vì giá đồ cúng lễ sẽ tăng cao hơn nhiều khi bạn mua tại lễ hội. Đồ cúng lễ thường là bia, nước ngọt, kẹo bánh, xôi oản,… Bạn cũng đừng lo phải mang vác nhiều vì đồ ăn, đồ uống sẽ để bạn nạp năng lượng trong hành trình trẩy hội nên trọng lượng sẽ chuyển từ balo vào thẳng dạ dày Theo quy định của Ban tổ chức thì từ năm 2015, khi du khách đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi, chè… Không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…

Đồ lưu niệm ở lễ hội thì quá nhiều để bạn lựa chọn và mặc cả. Mua tặng người thân, bạn bè một vật kỷ niệm nho nhỏ để đánh dấu hành trình cũng là một lựa chọn không tồi. Tuy nhiên Hiếu cũng cần nói luôn vì có không ít người bán hoa lan rừng giả (cành cây khô + hoa lan + keo 502 = hoa lan rừng) hoặc chim hót giả (chim hot không hay + loa = chim hót líu lo),… vì vậy các bạn cần đặc biệt chú ý và cẩn thận khi mua sắm để không mất tiền oan.

Mơ Chùa Hương cũng là đặc sản. Những quả mơ mọng nước có màu vàng hoặc hơi tím chắc sẽ làm bạn phải chậm bước chân để đắn đo, suy nghĩ. Thêm cả rau sắng chùa Hương cũng đã đi vào ca dao “Ai đi trẩy hội chùa Hương – Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm – Mớ rau sắng, quả mơ non – Mơ chua, sắng ngọt biết còn thương chăng?”

Các địa điểm chính ở Chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến do đó có 2 tuyến hành hương chính là tuyến Hương Tích và tuyến Tuyết Sơn. Các tuyến nhỏ khác như: tuyến Thanh Sơn, tuyến Long Vân,… nếu có thời gian thì các bạn tìm hiểu thêm nhé.

Phương tiện di chuyển chính trong thung lung Suối Yến là: đò chở khách và xe căng hải (= xe hai cẳng = đi bộ). Đò chở khách đưa du khách tới bến và từ bến du khách đi theo các đường núi để leo tới các chùa, các động.

Dưới đây Hiếu sẽ cung cấp thông tin về tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Hương Tích – Đền Cửa Võng – Chùa Giải Oan – Động Tiên Sơn – Động Hinh Bồng. Còn tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn thì Hiếu chưa đi nên mong bạn nào có thông tin thì cung cấp để Hiếu bổ sung nhé.

Đền Trình

Đền Trình hay còn có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến cách bến đò Yến Vĩ (bến Đục) khoảng 500m thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Cái tên Đền Trình khiến chúng ta nghĩ ngay tới việc trình bày, báo cáo. Đúng vậy, đó là thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước và là một thủ tục ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương. Thông tin chi tiết về lịch sử và tên gọi Đền Trình

Dù đi bằng phương tiện gì thì bạn cũng sẽ phải tới bến Đục (bến đò Yến Vĩ) để bắt đầu hành trình. Vào những ngày vắng khách, chỉ cần bạn tới Chùa Hương trong bán kính 10km thậm chí hàng chục km đã có những người lái đò cất công mời bạn đi đò rùi, còn ngày đông khách thì cũng không cần phải đặt trước, cứ đến chùa Hương gửi xe xong xuôi là sẽ có người tới hỏi thăm bạn, cứ thoải mái khảo giá rùi hãy quyết định thuê nhé. Mấy năm nay Hiếu không đi chùa Hương nên không nhớ rõ giá nữa

Tiếp đó, đò sẽ đưa bạn từ bến Đục đi khoảng 10 phút sẽ tới Đền Trình, để tiết kiệm thời gian bạn có thể hỏi người lái đò xem họ lấy đồ có lâu không, nếu lâu thì bạn đi bộ tới Đền Trình trước sau đó điện thoại hẹn nhau ở bến Đền Trình để đi vì nhiều khi lấy đò ra khỏi mấy nghìn chiếc đò cũng ngốn mất nửa tiếng của bạn đó.

Ở Đền Trình bạn dâng lễ, đi tới các gian trong đền để dâng lễ, công đức, tham quan đền sau đó hạ lễ, đốt vàng mã (nếu có) nếu nhanh thì khoảng 15-20 phút là xong rùi. Hiếu cũng bon chen 1 chút ở đây về vấn đề vàng mã và tiền lẻ khi công đức, đây là vấn đề tâm linh tuy nhiên về lâu dài Hiếu nghĩ cũng không cần phải cầu kỳ quá khi phải sắm những đồ mã có giá trị lớn hoặc cố gắng đổi tiền lẻ ở bỏ ở tất cả các hòm công đức.

Sau khi dâng lễ ở Đền Trình, đò sẽ đưa du khách đi qua cầu Hội và các ngọn núi với tên gọi lạ lẫm như: núi Đổi Chèo, núi Voi Phục, núi Mâm Xôi vào thẳng bến đò Thiên Trù – điểm bắt đầu của hành trình leo núi. Nếu khéo gợi chuyện, bạn sẽ được những người lái đò vui tính kể tường tận từng địa danh, câu chuyện gắn liền với danh thắng Chùa Hương. Như vậy, quãng thời gian 1 tiếng đồng hồ đi đò sẽ ngắn đi rất nhiều đó. Bạn cũng đừng quên bỏ đồ ăn để tranh thủ nạp năng lượng trước khi leo núi nhé (đồ ăn có thể là đồ lễ ở Đền Trình khi nãy đó).

Động Hương Tích

Động Hương Tích cách bến Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m, đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây. Mọi người thường nói: hễ ai đi chùa Hường mà chưa vào động Hương Tích thì coi như chưa đi đến nơi.

Từ bến Thiên Trù leo núi khoảng 10 phút bạn sẽ bắt gặp Chùa Thiên Trù, tuy nhiên đích đến cần vươn tới khi trẩy hội chùa Hương là Động Hương Tích nên Hiếu khuyên bạn nên bỏ qua Chùa Thiên Trù để tiến thẳng vào Động Hương Tích sau đó ghé vào trên đường về. ??? Lý do vì sao, Hiếu sẽ giải thích ở phía bên dưới nhé.

Khi nhìn thấy cổng Chùa Thiên Trù, bạn hãy đi theo đường phía tay phải để tiếp tục leo núi, đi khoảng 10 phút bạn sẽ gặp Ga cáp treo Chùa Hương. Nếu muốn thử sức mình thì bạn hãy tiếp tục leo núi, còn không thì bạn dừng lại xếp hàng để mua vé đi cáp treo. Mỗi cách đi sẽ đem lại trải nghiệm và góc nhìn khác về Chùa Hương do vậy Hiếu thấy đi cáp treo khi leo lên và đi bộ khi leo xuống là hợp lý về thời gian, sức lực nhất. Nếu leo toàn bộ thì bạn cần khoảng 1h30 để tới động Hương Tích còn đi cáp treo mất 10 phút thì bạn sẽ chỉ cần khoảng 10 phút nữa để tới động, tuy nhiên thời gian xếp hàng cũng có thể lên tới vài tiếng vào ngày cao điểm đó. (Do đó, bạn cứ lựa tình hình để chọn leo núi hay đi cáp treo nha )

Tới động Hương Tích bạn chuẩn bị 1 mâm lễ nhỏ để dâng vào ban thờ chính phía trong cùng nếu đông quá thì đành lễ từ xa vậy, sau đó đi thăm Núi Cô, Núi Cậu, Cây Vàng, Cây Bạc, đụn gạo, đụn tiền, bầu sữa mẹ,… mất thời gian khoảng 30 – 45 phút tuỳ mật độ người trong động, nhiều khi chen chân nhích từng cm luôn.

Đền Cửa Võng (Đền Vân Song)

Đền Vân Song thường gọi là đền Cửa Võng , xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà “ Chúa Rừng “ có tên hiệu là “ Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu . bà Chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải . Mặt khác khi thờ bà đân làng cầu mong bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi đi vào rừng làm nương hái lượm .Đền ở trên thế núi cao , dưới chân núi là một thung lũng khá sâu , nhìn qua thung lũng là một võng núi . Người xưa dựa vào thế địa lý đó mà đặt tên đền là Đền Cửa Võng.

Từ động Hương Tích quay trở về bằng đường leo núi, sau khi bám vào lan can để dò dẫm từng bậc thang dốc dựng đứng bạn sẽ bắt gặp 1 ngôi đền nhỏ ở phía tay trái (nếu đi lên bạn bắt gặp bên tay phải thì bỏ qua để tiết kiệm thời gian nhé). Đó chính là Đền Cửa Võng, bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi để viếng cảnh chủa và lấy lại sức trước khi đi tiếp.

Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan có giếng nước trong vắt gọi là “Thiên nhiên thanh trì” hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá tương truyền lưu dấu chân Quan Âm Bồ-tát. Ai có oan khuất không thể giải thích, chia sẻ cùng ai thì lên chùa để giãi bày cho lòng thanh thản nhé.

Rời động Hương Tích bạn có thể đi bộ hoặc đi cáp treo cũng đều có thể tới được chùa Giải Oan, chú ý đường lên chùa Giải Oan là ngã 3 nên bạn cần chú ý biển chỉ dẫn chứ đừng đi theo dòng người sẽ bị bỏ qua điểm này đó.

Chùa Thiên Trù

Chùa Thiên Trù toạ lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Theo một số sử ký còn lưu lại có chuyện kể rằng trong một chuyến tuần thú phương nam lần thứ hai, Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở thung lũng núi Lão và cho quân lính thổi cơm ăn. Trong lúc thưởng ngoại cảnh sắc thiên nhiên, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (= Bếp trời: một chòm sao chủ về ăn uống) nên nhân đấy nhà Vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù.

Tiếp tục xuôi xuống núi quay trở về Chùa Thiên Trù, tại đây bạn có thể dâng thêm 1 lễ nửa ở ban chính và đi các ban, đứng trên các bậc đá của chùa Thiên Trù để vãn cảnh chùa, chụp ảnh kỷ niệm.

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn nằm lưng chừng núi Thanh Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như sắp bay lên. Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nho nhỏ tráng lệ dưạ vào vách núi.

Nếu bạn muốn đi Động Tiên Sơn thì hãy nhớ Động Tiên Sơn ở phía bên trái trên đường từ Động Hương Tích, Chùa Giải Oan xuống chùa Thiên Trù. Để lên Động Tiên Sơn bạn cần leo khoảng 200m bậc thang khá cao và dốc. Nhưng lên chùa bạn sẽ được thưởng lãm cảnh đẹp, địa thế và nhiều nhũ đá rất đẹp như: bàn tay phật , ngà voi trắng, trái tim, khánh đá, chiêng đá khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng nhạc cụ thực thụ.

Động Hinh Bồng

Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt và choáng ngợp ở động chính (động Hương Tích) thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn. Đường đến động Hinh Bồng bắt đầu từ cổng Chùa Thiên Trù và được nhận xét là khá cao và dốc. Do vậy, số lượng người tới động cũng ít hơn nên cũng sẽ ít rác hơn so với đường lên động chính.

Trên đường đến Hinh Bồng, chắc hẳn sẽ có lúc bạn thầm cảm phục những người đã mở đường đặt từng viên đá, bậc thang ở đây. Biết bao nhiêu công sức để phát rừng, mở đường, đục đá xếp bậc, làm đường đi dài hun hút, cheo leo quanh núi, rồi lại bao nhiêu công để vận chuyển gạch ngói, vôi muối để xây lên chùa dựng lên tháp, thế mới biết sức lực và khả năng của con người là vô hạn.

Một số lưu ý khi trảy hội Chùa Hương

– Trước tiên đó là trang phục khi tới Chùa Hương. Trang phục kín đáo, gọn gàng nơi cửa Phật sẽ là 1 lựa chọn đúng đắn khi trẩy hội. Thêm nữa do phải leo núi nên các bạn đừng đi giày cao gót để tránh tình trạng phải gửi lại giày để mua dép lê leo núi. Vào những ngày cuối tuần, du khách leo núi chen nhau chật cứng nhích từng cm do đó bạn cũng cần chuẩn bị trang phục chu đáo để có giẫm đạp nhau 1 chút cũng không vấn đề gì. Giày ba ta, áo khoác nhẹ, quần bò, quần thể thao thường được chọn khi leo núi. Càng leo bạn càng nóng nên mặc áo quá ấm chắc sẽ làm bạn phải gửi áo lại các quán ven đường đó

– Tình trạng trộm cắp, móc túi ở đâu cũng có nhất là khi chen lấn, xô đẩy thì càng dễ xảy ra. Mỗi bạn có 1 cách để tránh điều này nên Hiếu chỉ nhắc chung thôi, bạn nào có độc chiêu thì comment cho bà con học tập nhé Việc mua sắm, ăn uống Hiếu cũng nhắc ở phía trên rùi, chỉ lưu ý thêm về việc thoả thuận giá cả cụ thể trước khi vào quán để tránh tình trạng chặt chém. Nếu có mua quà thì bạn nên mua trên đường xuống núi, chứ đang leo núi đã dừng lại mua thì bạn sẽ gánh thêm quà để leo núi đó
Thêm nữa còn tình trạng lừa đảo, lợi dụng tâm linh để ăn chặn của du khách: ví dụ khi bạn bước vào động nhỏ ở chùa Giải Oan, sẽ gặp mấy người miệng đọc lẩm nhẩm hỏi năm sinh của du khách và đọc ngay lập tức năm tuổi và đưa 1 tờ giấy nhỏ gọi là tờ số và thu tuỳ tâm ít nhất 20k, với 1 người thì không sao nhưng nhiều người thì bạn tưởng tượng xem nguồn thu lớn thế nào và liệu có ích gì cho du khách không?

– Thêm nữa để lễ hội thêm sạch đẹp, văn minh và an toàn, mong mọi người vứt xả rác đúng nơi quy định, đi “gửi hồn vào đất” thì tìm đúng chỗ nào của anh WC hãy tạt vào nhé Cũng tránh trả trước tiền đò đề phòng người lái đò lấy tiền trước và cho bạn “rớt kèo”, thoả thuận với người lái đò giờ trở lại dự kiện để họ có kế hoạch đón bạn nha. Tuyệt đối không đi đò vượt quá số người quy định hoặc bạn cảm thấy mất an toàn, suối Yến không sâu nhưng bị ngã xuống thì cũng đi tong cái điện thoại cục gạch rùi!

– Hiếu cũng lý giải vì sao nên lên động Hương Tích trước: Hiếu từng đi chùa Hương 8 năm và cũng có tham khảo ý kiến của nhiều người đi chùa thì phần lớn ý kiến đều cho như vậy là hợp lý. Để chuyến đi được trọn vẹn thường 4-5h sáng bạn đã phải có mặt ở bến Đục để qua đền Trình và vào thẳng bến Thiên Trù luôn. Sau đó, bạn đi thẳng lên động Hương Tích thì dù có đi bộ hay cáp treo thì vẫn còn thông thoáng, nếu bạn dừng lại ở Chùa Thiên Trù mất 30-60phút nữa thì sẽ gặp thêm dòng người đi muộn hơn và càng muộn càng khó khăn. Đường đi có thể sẽ tắc ở một số đoạn nhưng đường tắc mà bạn đang từ trên xuống thì sẽ chủ động và an toàn hơn đang từ dưới leo lên, qua mỗi đoạn tắc bạn sẽ bắt gặp không ít dép, guốc, kính,… bị dẫm nát nên nếu không mất mát gì thì bạn cũng khá là may mắn đó

– Cuối cùng là phần giá vé, chi phí của chuyến đi. Ngoài các khoản phải trả như vé thăm quan, vé cáp treo (nếu sử dụng), vé đò, tiền bồi dưỡng cho người lái đò (khoản này khoảng 1 vài trăm tuỳ vào đò lớn hay nhỏ vì tiền vé đò thì người lái đò chỉ được hưởng 1 chút % thôi), tiền gửi xe thì các khoản khác là do nhu cầu của bạn quyết định.