Du lịch Chùa Hương 1 ngày Du lịch Tây thiên 1 ngày Du lịch Tràng An Bái Đính 1 ngày Tour đi du lịch Chùa Hương 1 ngày giá rẻ nhất Hà Nội: Những đặc điểm chi tiết nhất về du lịch chùa Hương

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Những đặc điểm chi tiết nhất về du lịch chùa Hương

Vào mỗi dịp đầu Xuân, các điểm du lịch mang yếu tố tâm linh thường thu hút lượng khách du lịch rất lớn. Chùa Hương – Hà Nội cũng là nơi đón tiếp hơn 1 triệu lượt khách mỗi dịp khai hội. Trong bài viết đầu tiên của năm Giáp Ngọ, Hiếu sẽ chia sẻ các thông tin về du lịch Chùa Hương. Hi vọng trong năm nay, BayNhé sẽ có thêm nhiều bài viết chia sẻ thông tin du lịch do bạn đọc đóng góp để blog ngày càng phong phú và hữu ích hơn.

Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến bao gồm các công trình cổ mang dáng dấp độc đáo cho đến những hang động do sự vận động của thiên nhiên tạo ra. Lễ hội Chùa Hương kéo dài từ 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch, nếu đi lễ thì bạn nên đi trong mùa hội còn đi vãn cảnh chùa, chiêm ngưỡng kỳ quan của tạo hoá thì bạn có thể đi quanh năm. Chắc chắn, bạn sẽ không phải hối tiếc khi tới chùa Hương, nơi có động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động (tức Động đẹp nhật trời Nam). Các bạn miền Nam, miền Trung book vé máy bay giá rẻ ra Hà Nội cũng nên lưu ý tới Chùa Hương như là 1 điểm đến hứa hẹn nhiều điều thú vị nhé.

Phương tiện di chuyển


Nếu có phương tiện cá nhân, bạn có thể đi theo nhiều hướng để tới Chùa Hương như đi từ Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) về phía thành phố Hà Đông tới Ngã 3 Ba La thì rẽ trái đi theo hướng Vân Đình, Tế Tiêu. Thậm chí bạn không cần hỏi đường mà cứ thấy nhiều xe máy rồng rắn đi dù lúc đó mới 3-4h sáng thì khả năng cao là cũng đi Chùa Hương Thời gian di chuyển khoảng 1h30 phút.

Nếu đi theo hướng Quốc lộ 1 thì bạn có thể rẽ vào chùa Hương ở Đường đê trước khi qua Cầu Rẽ, Ngã tư cầu vượt Đồng Văn, thành phố Phủ Lý,… nếu không chắc chắn cứ hỏi đường bạn nhé. Lưu ý: đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ không dành cho xe máy nên để chuyến đi được an toàn, tiết kiệm, bạn nên đi theo đường quốc lộ 1 cũ mang theo đầy đủ giấy tờ, gương xe.

Nếu chọn phương tiện công cộng là bus thì Hiếu tìm được tuyến bus 75: Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Hương Sơn giá vé 25.000 VND, Chuyến sớm nhất là 6h từ bến xe Yên Nghĩa. Thời gian di chuyển khoảng hơn 1 tiếng. Tới nơi còn cách bến Đục khoảng hơn 1km nữa (bạn Thuỷ báo tin có xe điện chạy từ bến bus vào trung tâm hết 10k nên rất khoẻ nhé).

Cập nhật: Chị Nokiasfone góp ý còn tuyến 78 chạy tuyến Bến xe Mỹ Đình – Tế Tiêu giá vé 20.000 VND. Nhưng Tế Tiêu còn cách Chùa Hương 12km nữa đi xe ôm chắc cũng phải vài chục ngàn chưa kể bị chém đẹp, khó mặc cả những cũng là 1 phương án dự phòng. (xuất bến sớm nhất 4h50, muộn nhất 19h30, thời gian đi 1h30)
Nếu đi xe bus Hiếu nghĩ đi 1 ngày hơi vất vả, bạn nên đi chuyến chiều tối hôm trước đến đó nghỉ ngơi hoặc đi chuyến sớm nhất và về muộn.

Khách sạn, nhà nghỉ tại Chùa Hương

Tại bến Đục (bến đò Yến Vĩ) – nơi xuất phát của các tuyến hành hương có nhà nghỉ, khách sạn kiên cố để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, gửi xe của bạn.

Tuy nhiên, khi đã xuống đò vào sâu phía trong núi thì các điểm nghỉ chân, nghỉ qua đêm chỉ là giường được ghép tạm bằng gỗ, có chăn để du khách ngủ tạm qua đêm thôi. Nói chung sạch sẽ và chấp nhận được nếu ở vài đêm. Thêm nữa dọc đường lên núi, nếu quá mệt mỏi với đống đồ đạc, quần áo mang theo thì bạn có thể ghé vào các quán nước ven đường, họ sẽ có tủ có khoá hoặc bao bọc cẩn thận để tránh mất mát, phí trông đồ được niêm yết rõ ràng cả rùi.

Ẩm thực Chùa Hương

Núi non thì thường đi kèm với đặc sản như dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê… nhưng theo ý kiến riêng của Hiếu thì ăn uống ở đây không nên quá lãng phí cho đặc sản thú rừng mà chỉ ăn để lấy sức đi thôi, vừa đắt mà chất lượng chưa biết thế nào. Đồng thời cũng ủng hộ chiến dịch Chống tiêu thụ động vật hoang dã có nguy cơ tiệt chủng

Trước khi ăn, khi ngồi nên hỏi kỹ giá cả đề phòng bị chém đẹp, nhất là những nơi lễ hội thì thường khách du lịch dễ tính hơn nên dễ bị chém mà vẫn phải cố gắng cười tươi.

Mua sắm Chùa Hương

Trước tiên là đồ cúng lễ. Nếu có điều kiện chuẩn bị sẵn ở nhà bạn nên mang đi để tiết kiệm thời gian mua sắm và tiết kiệm hầu bao, vì giá đồ cúng lễ sẽ tăng cao hơn nhiều khi bạn mua tại lễ hội. Đồ cúng lễ thường là bia, nước ngọt, kẹo bánh, xôi oản,… Bạn cũng đừng lo phải mang vác nhiều vì đồ ăn, đồ uống sẽ để bạn nạp năng lượng trong hành trình trẩy hội nên trọng lượng sẽ chuyển từ balo vào thẳng dạ dày Theo quy định của Ban tổ chức thì từ năm 2015, khi du khách đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi, chè… Không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…

Đồ lưu niệm ở lễ hội thì quá nhiều để bạn lựa chọn và mặc cả. Mua tặng người thân, bạn bè một vật kỷ niệm nho nhỏ để đánh dấu hành trình cũng là một lựa chọn không tồi. Tuy nhiên Hiếu cũng cần nói luôn vì có không ít người bán hoa lan rừng giả (cành cây khô + hoa lan + keo 502 = hoa lan rừng) hoặc chim hót giả (chim hot không hay + loa = chim hót líu lo),… vì vậy các bạn cần đặc biệt chú ý và cẩn thận khi mua sắm để không mất tiền oan.

Mơ Chùa Hương cũng là đặc sản. Những quả mơ mọng nước có màu vàng hoặc hơi tím chắc sẽ làm bạn phải chậm bước chân để đắn đo, suy nghĩ. Thêm cả rau sắng chùa Hương cũng đã đi vào ca dao “Ai đi trẩy hội chùa Hương – Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm – Mớ rau sắng, quả mơ non – Mơ chua, sắng ngọt biết còn thương chăng?”

Các địa điểm chính ở Chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến do đó có 2 tuyến hành hương chính là tuyến Hương Tích và tuyến Tuyết Sơn. Các tuyến nhỏ khác như: tuyến Thanh Sơn, tuyến Long Vân,… nếu có thời gian thì các bạn tìm hiểu thêm nhé.

Phương tiện di chuyển chính trong thung lung Suối Yến là: đò chở khách và xe căng hải (= xe hai cẳng = đi bộ). Đò chở khách đưa du khách tới bến và từ bến du khách đi theo các đường núi để leo tới các chùa, các động.

Dưới đây Hiếu sẽ cung cấp thông tin về tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Hương Tích – Đền Cửa Võng – Chùa Giải Oan – Động Tiên Sơn – Động Hinh Bồng. Còn tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn thì Hiếu chưa đi nên mong bạn nào có thông tin thì cung cấp để Hiếu bổ sung nhé.

Đền Trình

Đền Trình hay còn có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến cách bến đò Yến Vĩ (bến Đục) khoảng 500m thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Cái tên Đền Trình khiến chúng ta nghĩ ngay tới việc trình bày, báo cáo. Đúng vậy, đó là thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước và là một thủ tục ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương. Thông tin chi tiết về lịch sử và tên gọi Đền Trình

Dù đi bằng phương tiện gì thì bạn cũng sẽ phải tới bến Đục (bến đò Yến Vĩ) để bắt đầu hành trình. Vào những ngày vắng khách, chỉ cần bạn tới Chùa Hương trong bán kính 10km thậm chí hàng chục km đã có những người lái đò cất công mời bạn đi đò rùi, còn ngày đông khách thì cũng không cần phải đặt trước, cứ đến chùa Hương gửi xe xong xuôi là sẽ có người tới hỏi thăm bạn, cứ thoải mái khảo giá rùi hãy quyết định thuê nhé. Mấy năm nay Hiếu không đi chùa Hương nên không nhớ rõ giá nữa

Tiếp đó, đò sẽ đưa bạn từ bến Đục đi khoảng 10 phút sẽ tới Đền Trình, để tiết kiệm thời gian bạn có thể hỏi người lái đò xem họ lấy đồ có lâu không, nếu lâu thì bạn đi bộ tới Đền Trình trước sau đó điện thoại hẹn nhau ở bến Đền Trình để đi vì nhiều khi lấy đò ra khỏi mấy nghìn chiếc đò cũng ngốn mất nửa tiếng của bạn đó.

Ở Đền Trình bạn dâng lễ, đi tới các gian trong đền để dâng lễ, công đức, tham quan đền sau đó hạ lễ, đốt vàng mã (nếu có) nếu nhanh thì khoảng 15-20 phút là xong rùi. Hiếu cũng bon chen 1 chút ở đây về vấn đề vàng mã và tiền lẻ khi công đức, đây là vấn đề tâm linh tuy nhiên về lâu dài Hiếu nghĩ cũng không cần phải cầu kỳ quá khi phải sắm những đồ mã có giá trị lớn hoặc cố gắng đổi tiền lẻ ở bỏ ở tất cả các hòm công đức.

Sau khi dâng lễ ở Đền Trình, đò sẽ đưa du khách đi qua cầu Hội và các ngọn núi với tên gọi lạ lẫm như: núi Đổi Chèo, núi Voi Phục, núi Mâm Xôi vào thẳng bến đò Thiên Trù – điểm bắt đầu của hành trình leo núi. Nếu khéo gợi chuyện, bạn sẽ được những người lái đò vui tính kể tường tận từng địa danh, câu chuyện gắn liền với danh thắng Chùa Hương. Như vậy, quãng thời gian 1 tiếng đồng hồ đi đò sẽ ngắn đi rất nhiều đó. Bạn cũng đừng quên bỏ đồ ăn để tranh thủ nạp năng lượng trước khi leo núi nhé (đồ ăn có thể là đồ lễ ở Đền Trình khi nãy đó).

Động Hương Tích

Động Hương Tích cách bến Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m, đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây. Mọi người thường nói: hễ ai đi chùa Hường mà chưa vào động Hương Tích thì coi như chưa đi đến nơi.

Từ bến Thiên Trù leo núi khoảng 10 phút bạn sẽ bắt gặp Chùa Thiên Trù, tuy nhiên đích đến cần vươn tới khi trẩy hội chùa Hương là Động Hương Tích nên Hiếu khuyên bạn nên bỏ qua Chùa Thiên Trù để tiến thẳng vào Động Hương Tích sau đó ghé vào trên đường về. ??? Lý do vì sao, Hiếu sẽ giải thích ở phía bên dưới nhé.

Khi nhìn thấy cổng Chùa Thiên Trù, bạn hãy đi theo đường phía tay phải để tiếp tục leo núi, đi khoảng 10 phút bạn sẽ gặp Ga cáp treo Chùa Hương. Nếu muốn thử sức mình thì bạn hãy tiếp tục leo núi, còn không thì bạn dừng lại xếp hàng để mua vé đi cáp treo. Mỗi cách đi sẽ đem lại trải nghiệm và góc nhìn khác về Chùa Hương do vậy Hiếu thấy đi cáp treo khi leo lên và đi bộ khi leo xuống là hợp lý về thời gian, sức lực nhất. Nếu leo toàn bộ thì bạn cần khoảng 1h30 để tới động Hương Tích còn đi cáp treo mất 10 phút thì bạn sẽ chỉ cần khoảng 10 phút nữa để tới động, tuy nhiên thời gian xếp hàng cũng có thể lên tới vài tiếng vào ngày cao điểm đó. (Do đó, bạn cứ lựa tình hình để chọn leo núi hay đi cáp treo nha )

Tới động Hương Tích bạn chuẩn bị 1 mâm lễ nhỏ để dâng vào ban thờ chính phía trong cùng nếu đông quá thì đành lễ từ xa vậy, sau đó đi thăm Núi Cô, Núi Cậu, Cây Vàng, Cây Bạc, đụn gạo, đụn tiền, bầu sữa mẹ,… mất thời gian khoảng 30 – 45 phút tuỳ mật độ người trong động, nhiều khi chen chân nhích từng cm luôn.

Đền Cửa Võng (Đền Vân Song)

Đền Vân Song thường gọi là đền Cửa Võng , xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà “ Chúa Rừng “ có tên hiệu là “ Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu . bà Chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải . Mặt khác khi thờ bà đân làng cầu mong bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi đi vào rừng làm nương hái lượm .Đền ở trên thế núi cao , dưới chân núi là một thung lũng khá sâu , nhìn qua thung lũng là một võng núi . Người xưa dựa vào thế địa lý đó mà đặt tên đền là Đền Cửa Võng.

Từ động Hương Tích quay trở về bằng đường leo núi, sau khi bám vào lan can để dò dẫm từng bậc thang dốc dựng đứng bạn sẽ bắt gặp 1 ngôi đền nhỏ ở phía tay trái (nếu đi lên bạn bắt gặp bên tay phải thì bỏ qua để tiết kiệm thời gian nhé). Đó chính là Đền Cửa Võng, bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi để viếng cảnh chủa và lấy lại sức trước khi đi tiếp.

Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan có giếng nước trong vắt gọi là “Thiên nhiên thanh trì” hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá tương truyền lưu dấu chân Quan Âm Bồ-tát. Ai có oan khuất không thể giải thích, chia sẻ cùng ai thì lên chùa để giãi bày cho lòng thanh thản nhé.

Rời động Hương Tích bạn có thể đi bộ hoặc đi cáp treo cũng đều có thể tới được chùa Giải Oan, chú ý đường lên chùa Giải Oan là ngã 3 nên bạn cần chú ý biển chỉ dẫn chứ đừng đi theo dòng người sẽ bị bỏ qua điểm này đó.

Chùa Thiên Trù

Chùa Thiên Trù toạ lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Theo một số sử ký còn lưu lại có chuyện kể rằng trong một chuyến tuần thú phương nam lần thứ hai, Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở thung lũng núi Lão và cho quân lính thổi cơm ăn. Trong lúc thưởng ngoại cảnh sắc thiên nhiên, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (= Bếp trời: một chòm sao chủ về ăn uống) nên nhân đấy nhà Vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù.

Tiếp tục xuôi xuống núi quay trở về Chùa Thiên Trù, tại đây bạn có thể dâng thêm 1 lễ nửa ở ban chính và đi các ban, đứng trên các bậc đá của chùa Thiên Trù để vãn cảnh chùa, chụp ảnh kỷ niệm.

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn nằm lưng chừng núi Thanh Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như sắp bay lên. Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nho nhỏ tráng lệ dưạ vào vách núi.

Nếu bạn muốn đi Động Tiên Sơn thì hãy nhớ Động Tiên Sơn ở phía bên trái trên đường từ Động Hương Tích, Chùa Giải Oan xuống chùa Thiên Trù. Để lên Động Tiên Sơn bạn cần leo khoảng 200m bậc thang khá cao và dốc. Nhưng lên chùa bạn sẽ được thưởng lãm cảnh đẹp, địa thế và nhiều nhũ đá rất đẹp như: bàn tay phật , ngà voi trắng, trái tim, khánh đá, chiêng đá khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng nhạc cụ thực thụ.

Động Hinh Bồng

Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt và choáng ngợp ở động chính (động Hương Tích) thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn. Đường đến động Hinh Bồng bắt đầu từ cổng Chùa Thiên Trù và được nhận xét là khá cao và dốc. Do vậy, số lượng người tới động cũng ít hơn nên cũng sẽ ít rác hơn so với đường lên động chính.

Trên đường đến Hinh Bồng, chắc hẳn sẽ có lúc bạn thầm cảm phục những người đã mở đường đặt từng viên đá, bậc thang ở đây. Biết bao nhiêu công sức để phát rừng, mở đường, đục đá xếp bậc, làm đường đi dài hun hút, cheo leo quanh núi, rồi lại bao nhiêu công để vận chuyển gạch ngói, vôi muối để xây lên chùa dựng lên tháp, thế mới biết sức lực và khả năng của con người là vô hạn.

Một số lưu ý khi trảy hội Chùa Hương

– Trước tiên đó là trang phục khi tới Chùa Hương. Trang phục kín đáo, gọn gàng nơi cửa Phật sẽ là 1 lựa chọn đúng đắn khi trẩy hội. Thêm nữa do phải leo núi nên các bạn đừng đi giày cao gót để tránh tình trạng phải gửi lại giày để mua dép lê leo núi. Vào những ngày cuối tuần, du khách leo núi chen nhau chật cứng nhích từng cm do đó bạn cũng cần chuẩn bị trang phục chu đáo để có giẫm đạp nhau 1 chút cũng không vấn đề gì. Giày ba ta, áo khoác nhẹ, quần bò, quần thể thao thường được chọn khi leo núi. Càng leo bạn càng nóng nên mặc áo quá ấm chắc sẽ làm bạn phải gửi áo lại các quán ven đường đó

– Tình trạng trộm cắp, móc túi ở đâu cũng có nhất là khi chen lấn, xô đẩy thì càng dễ xảy ra. Mỗi bạn có 1 cách để tránh điều này nên Hiếu chỉ nhắc chung thôi, bạn nào có độc chiêu thì comment cho bà con học tập nhé Việc mua sắm, ăn uống Hiếu cũng nhắc ở phía trên rùi, chỉ lưu ý thêm về việc thoả thuận giá cả cụ thể trước khi vào quán để tránh tình trạng chặt chém. Nếu có mua quà thì bạn nên mua trên đường xuống núi, chứ đang leo núi đã dừng lại mua thì bạn sẽ gánh thêm quà để leo núi đó
Thêm nữa còn tình trạng lừa đảo, lợi dụng tâm linh để ăn chặn của du khách: ví dụ khi bạn bước vào động nhỏ ở chùa Giải Oan, sẽ gặp mấy người miệng đọc lẩm nhẩm hỏi năm sinh của du khách và đọc ngay lập tức năm tuổi và đưa 1 tờ giấy nhỏ gọi là tờ số và thu tuỳ tâm ít nhất 20k, với 1 người thì không sao nhưng nhiều người thì bạn tưởng tượng xem nguồn thu lớn thế nào và liệu có ích gì cho du khách không?

– Thêm nữa để lễ hội thêm sạch đẹp, văn minh và an toàn, mong mọi người vứt xả rác đúng nơi quy định, đi “gửi hồn vào đất” thì tìm đúng chỗ nào của anh WC hãy tạt vào nhé Cũng tránh trả trước tiền đò đề phòng người lái đò lấy tiền trước và cho bạn “rớt kèo”, thoả thuận với người lái đò giờ trở lại dự kiện để họ có kế hoạch đón bạn nha. Tuyệt đối không đi đò vượt quá số người quy định hoặc bạn cảm thấy mất an toàn, suối Yến không sâu nhưng bị ngã xuống thì cũng đi tong cái điện thoại cục gạch rùi!

– Hiếu cũng lý giải vì sao nên lên động Hương Tích trước: Hiếu từng đi chùa Hương 8 năm và cũng có tham khảo ý kiến của nhiều người đi chùa thì phần lớn ý kiến đều cho như vậy là hợp lý. Để chuyến đi được trọn vẹn thường 4-5h sáng bạn đã phải có mặt ở bến Đục để qua đền Trình và vào thẳng bến Thiên Trù luôn. Sau đó, bạn đi thẳng lên động Hương Tích thì dù có đi bộ hay cáp treo thì vẫn còn thông thoáng, nếu bạn dừng lại ở Chùa Thiên Trù mất 30-60phút nữa thì sẽ gặp thêm dòng người đi muộn hơn và càng muộn càng khó khăn. Đường đi có thể sẽ tắc ở một số đoạn nhưng đường tắc mà bạn đang từ trên xuống thì sẽ chủ động và an toàn hơn đang từ dưới leo lên, qua mỗi đoạn tắc bạn sẽ bắt gặp không ít dép, guốc, kính,… bị dẫm nát nên nếu không mất mát gì thì bạn cũng khá là may mắn đó

– Cuối cùng là phần giá vé, chi phí của chuyến đi. Ngoài các khoản phải trả như vé thăm quan, vé cáp treo (nếu sử dụng), vé đò, tiền bồi dưỡng cho người lái đò (khoản này khoảng 1 vài trăm tuỳ vào đò lớn hay nhỏ vì tiền vé đò thì người lái đò chỉ được hưởng 1 chút % thôi), tiền gửi xe thì các khoản khác là do nhu cầu của bạn quyết định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét