I, Vị trí địa lý
Khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương bao gồm phân giới hành chính của 4 xã Hương Sơn, An Phú thuộc Mỹ Đức, Hà Nội. Khu du lịch Chùa Hương nằm trong toạ độ địa lý từ 20 độ 29' đến 20 độ 24' vĩ độ Bắc và 105 độ 41' kinh độ Đông. Phía Nam sát tỉnh Hà Nam, phía Bắc và Đông thuộc tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp Hoà Bình.Cách trung tâm thủ đô thành phố Hà Nội 62km về phía tây nam ,thuộc địa bàn xã Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội .Chùa Hương đựợc biết đến với di tích lịch sử ,văn hóa cũng như danh thắng . Mỗi năm thu hút hàng triệu du khách trong nước và quốc tế tới thăm quan chiêm bái - Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La quý khách đi theo quốc lộ 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12km thì tới địa phận Chùa Hương - Quý khách từ phía Nam đi ra, tới Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam, qua cầu Hồng Phú rẽ tay phải qua Thị trấn Quế đi tới Chợ Dầu rẽ trái đi khoảng 4 km tới địa phận Hương Sơn.
Xem thêm: Du lịch lễ hội Chùa Hương giá rẻ
II, Suối Yến, Đền Trình, Cầu Con, Nhà hàng Mai Lâm, Động Hương Tích địa danh mà bạn nên đặt chân khi đến Chùa Hương.
1, Suối Yến chùa Hương cầu nối giữa chùa Hương và động Hương Tích
Ai đã từng đi du lịch chùa Hương chắc đều biết muốn vào được khu danh thắng chùa Hương phải đi qua dòng suối Yến. Suối Yến chùa Hương có chiều dài khoảng hơn 4000m bắt nguồn từ đồng Lỗ Rừng Vài chảy qua nhiều đồng lầy và chày qua ba làng Yừn Vĩ, Hội Xá, Đục Khê rồi chảy ra hòa mình vào dòng sông Đáy. Sở dĩ người ta gọi như vậy là vì dòng suối mang hình dáng của đuôi con chim yến khi đang xòe rộng.Có lẽ ấn tượng đầu tiên ám ảnh trong tâm trí mọi du khách khi đến với chùa Hương chính là vẻ đẹp nên thơ của nó. Mỗi mùa dòng suối lại khoác lên mình những tấm áo mới vừa đẹp, vừa lạ khiến chúng ta không khỏi ngỡ ngàng.
Mùa Xuân là mùa của lễ hội. Hàng triệu lượt khách từ khắp nơi đổ về chùa Hương thắp hương bái phật, những đoàn thuyền tấp nập nối đuôi nhau trên dòng suối. Hai bên bờ suối cây lá đua nhau đâm những trồi non xanh biếc, ẩn hiện xa xa là những cành mơ nở trắng núi rừng, những cơn gió xuân nhẹ khẽ đưa hương cỏ non bay xa lan tỏa khắp nơi theo những hạt mưa bụi rơi xuống vương trên áo người. Một cảnh tượng vô cùng đẹp đẽ khiến bạn phải không thể cưỡng lại được.
Bạn đã thử đến chùa Hương vào mùa không lễ hội? Có lẽ mùa Hè là sự lựa chọn không tồi. Vào những ngày cuối xuân đầu những cây gạo nở hoa đỏ rực báo hiệu mùa hè sắp đến. Ngồi trên thuyền du khách có thể ngắm nhìn cảnh non xanh nước biếc, thỉnh thoảng bắt gặp những chùm hoa gạo đỏ rực như những đốm lửa giữa trời và thưởng thức tiếng chim hót du dương.
Nếu chọn đi vào mùa thu – mùa của những sắc tím du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng. Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, những chiếc lá vàng rơi khẽ rơi vào dòng nước, chiếc thuyền nhẹ lướt qua những đám hoa súng nở rợp trời tím. Hương thơm tỏa nhẹ len lỏi vào không khí theo làn gió bay xa làm tâm hồn ta thích thú. Một cảnh tượng vô cùng đẹp mà chỉ khi đến với chùa Hương ta mới có thể được chiêm ngưỡng.
Nàng thu thay áo mới để đến mùa đông khi tiết trời se lạnh cây cối trơ trọi khẳng khiu nằm giữa trời. Hoang sơ nhưng vẫn khiến con người ta phải mê đắm.
Bốn mùa thay áo mới, dòng suối Yến thật khiến con người ta phải xao xuyến. Đây chính là nơi mà bạn và gia đình nên đến một lần trong đời
2, Đền Trình ở Chùa Hương nơi mà bất cứ ai khi đến chùa Hương đều bắt buộc qua đây.
Đền Trình là một ngôi đền nhỏ nằm trong tuyến du lịch vào động Hương Tích. Đền được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc nên có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ. Núi Ngũ Nhạc là dãy núi bao gồm có 5 ngọn núi nằm tiếp giáp nhau tạo nên hình dáng của một con rồng đang nằm gác cổng trời phía Nam.Đền Trình chùa Hương được xây dụng theo lối kiến trúc thời Lê gồm có hậu cung, đại bái và tiền đường. Với những bức cốn đầu dư được trạm trổ hết sức tinh xảo. Đây cũng chính là điểm đến mà bạn không thể bỏ qua khi đến chùa Hương.
3, Chùa Thiên Trù (có nghĩa là bếp trời một chòm sao chủ về ăn uống)
Chùa Thiên Trù nằm trên thềm núi Lão , được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) Theo một số sử ký thì có chuyện kể rằng trong một cuộc đi tuần thú phương nam lần hai , Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở dưới chân núi Lão và ông đã cho quân lính thổi cơm ăn. Trong lúc ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên, Vua đọc sách thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (có nghĩa là bếp trời một chòm sao chủ về ăn uống) nên nhân đấy nhà Vua liền đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù.4, Động Hương Tích nơi thiêng liêng nhất ở Chùa Hương
Chùa Hương Tích Hà Nội hay chùa Hương nằm trong động Hương Tích còn có tên gọi khác là chùa Trong là nơi lớn nhất thờ Phật trong chùa . Nơi đây được mệnh danh là “ Nam thiên đệ nhất động” với lối kiến trúc cổ độc đáo, mang đậm phong cách kiến trúc thời Lê. Hàng năm, nơi đây thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch tới dâng hương bái Phật.Bên ngoài trông động Hương Tích như một con rồng đang há miệng. Tạo nên một hình dáng vô cùng lạ và đẹp mắt. Bên trong động là những khối nhũ đá lấp lánh với đủ kích cỡ, hình thù kỳ lạ như: Đụn Gạo, Đụn Tiền, Bầu Sữa Mẹ, Cây Vàng, Cây Bạc, Núi Cô,….
5, Nhà hàng Mai Lâm 1 địa điểm ăn uống lựa chọn uy tín
Ngoài những địa điểm du lịch hấp dẫn thì việc lựa chọn một nhà hàng tốt cũng được ưu tiên hàng đầu. Chắc các bạn cũng biết ở đâu có những điểm du lịch thì ở đó mọc lên rất nhiều các dịch vụ như: ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi. Tuy nhiên để lựa chọn được một địa điểm ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, có chất lượng thì không phải là việc dễ dàng. Dọc hai bên chùa Hương có rất nhiều nhà hàng có đầy đủ dịch vụ nhưng Nhà Hàng Mai Lâm vẫn là sự lựa chọn đầu tiên cho du khách. Đây là một nhà hàng có chất lượng phục vụ ăn uống tốt nhất, giá cả vô cùng hợp lý.Nhà hàng nằm ngay dưới chân núi Thiên Trù. Nếu du khách nào đến chùa Hương hãy thử ghé vào nhà hàng thưởng thức những món ăn ngon và tận hưởng sự phục vụ nhiệt tình của nhân viên nhà hàng nhé. Mai Lâm chùa Hương sẽ không làm bạn thất vọng.
>>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét